-
TRANG CHỦ GIẢI THƯỞNG THƯ VIỆN ẢNH LIÊN HỆ
TIN TỨC >> TIN THƯỜNG NHẬT
Ngày đăng: 18/10/2010
Xuất hàng trực tiếp đi châu Âu: ngắn hơn và rẻ hơn

Trong tháng 9 đã có hãng tàu Zim Line đưa tàu mẹ vào cập cảng Tân Cảng Cái Mép thành công để đưa hàng Việt Nam lần đầu đi trực tiếp châu Âu.

Thêm sức cạnh tranh với Trung Quốc

Sau tuyến hàng hải trực tiếp từ Việt Nam đi Mỹ được mở từ giữa năm 2009, các hãng tàu đã bắt đầu khai thác tuyến trực tiếp quan trọng từ Việt Nam đi châu Âu trong năm nay. Lộ trình của tuyến này thường là ghé khu vực đông bắc Á, Trung Quốc rồi đến Việt Nam trước khi qua kênh đào Suez đi châu Âu, nên khi cập cảng Việt Nam, tàu đã gần đầy hàng và cần mớn nước sâu. Đây là nguyên nhân tàu mẹ đi châu Âu ghé Cái Mép chậm hơn so với tuyến đi Mỹ. Gần đây cảng nước sâu Cái Mép đã được nạo vét để đón những chuyến tàu mẹ có mớn nước lên đến 13m.

Cũng như các nhà xuất khẩu đi Mỹ, nhà kinh doanh xuất hàng trực tiếp đi châu Âu qua Cái Mép sẽ tiết kiệm được từ 200 đến 300 USD cho một container 40 feet. Quan trọng hơn, thời gian vận chuyển sẽ rút ngắn còn 19 ngày so với 23 ngày như trước đây. Thời gian vận chuyển hàng đi châu Âu từ Việt Nam sẽ nhanh hơn từ Trung Quốc, quốc gia có lượng hàng xuất khẩu lớn. Hai yếu tố trên chính là điều kiện thuận lợi để hàng hoá Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn ở thị trường tiêu thụ quan trọng như châu Âu.

Ngoài các hãng tàu kể trên thì hàng loạt các hãng tàu khác như nhóm The New World Alliance (APL, MOL, HMM), Grand Alliance (Happag Lloyd, OOCL, NYK), CMA-CGM cũng lên kế hoạch để đưa tàu mẹ vào cảng nước sâu khu vực sông Thị Vải để vận chuyển hàng đi châu Âu. Những tàu mẹ này thuộc cỡ lớn từ 6.000 teus đến 9.000 teus.

Tạm thời thiếu cầu cảng

Ngoài những tàu mẹ đi Mỹ đã tìm được bến đậu là các cảng Saigon Port – PSA, Tân Cảng – Cái Mép, SITV, thì dự kiến các hãng sẽ rất chật vật tìm cầu cảng cho tàu mẹ tuyến châu Âu trong thời gian tới. Một hãng tàu tiết lộ đang gấp rút lên kế hoạch đưa tàu vào khai thác tuyến trực tiếp từ Việt Nam đi châu Âu ngay trong tháng 11 vì nếu chậm chân sẽ không còn cầu cảng.

Hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục đổ dồn về các cảng khu vực sông Thị Vải, tuy nhiên lượng container này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào đường thuỷ. Các hãng tàu hiện đang vận chuyển container bằng sà lan từ các cảng TP.HCM ra Vũng Tàu. Một số doanh nghiệp sau thời gian thử hạ container tại Cái Mép để tiết kiệm thời gian, đã quay về hạ hàng tại TP.HCM vì không chịu nổi chi phí vận tải đường bộ bằng quốc lộ 51.

Hiện nay có ba cảng nước sâu đang hoạt động ở khu vực sông Thị Vải song cầu cảng hiện tại không đủ đáp ứng cho các hãng tàu có nhu cầu đưa tàu mẹ vào. Dự kiến sớm nhất vào quý 1 năm sau thì Tân Cảng – Cái Mép giai đoạn 2 và cảng CMIT mới đưa vào hoạt động, các hãng tàu mới đỡ lo về chuyện tìm cảng cập tàu mẹ.

Điểm trung chuyển mới trên hải trình quốc tế

Cùng với hoạt động xây cảng nước sâu tấp nập dọc theo bờ sông Thị Vải, các chuyên gia dự báo các cảng sẽ nhanh chóng lấp đầy công suất một khi hệ thống hạ tầng giao thông được kết nối hoàn chỉnh. Nhờ vị trí địa lý nhiều lợi thế, các cảng nước sâu khu vực này sẽ thu hút ngày càng nhiều hãng tàu đưa tàu mẹ lên đến 10.000 teus vào khai thác. Trước mắt, hàng xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ rút ngắn đáng kể lộ trình vận chuyển đi các thị trường quan trọng là châu Âu, Mỹ.

Hiện một vài công ty chuyên vận chuyển container bằng tàu feeder (tàu con) đang xúc tiến mở văn phòng tại Bangkok để vận chuyển hàng hoá của nước này trung chuyển qua cảng nước sâu Việt Nam để đi châu Âu, Mỹ. Nếu thành công, thì hàng hoá từ Ấn Độ, Indonesia… có thể chọn Việt Nam là điểm trung chuyển mới thay cho Singapore hay Hong Kong.

(Stockbiz.net)

Các tin khác
Cuộc chiến tỷ giá và đề xuất chính sách cho Việt Nam (18/10/2010)
Tổng hợp thông tin kinh tế thế giới ngày 15/10 (18/10/2010)
Thị trường thép thế giới tuần 41/52 - Thép và cuộc chiến tiền tệ (18/10/2010)
Xuất khẩu cà phê: Cảnh giác “đòn gió” (18/10/2010)
Kiến nghị mua tối thiếu 300.000 tấn cà phê dự trữ (08/10/2010)
Nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc gia tăng (08/10/2010)
Giá cao su hồi phục nhờ tín hiệu tốt từ kinh tế Trung Quốc (30/09/2010)
Nhận định tổng quan thị trường thép thế giới quý Tư của WSR (28/09/2010)
Gia Lai: Trên 23.000 ha cây trồng bị hạn (27/09/2010)
Công ty Sơn Petrolimex được giao sản xuất sơn cho hệ thống Petrolimex (24/09/2010)

Bản quyền thuộc về PITCO
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PETROLIMEX
Địa chỉ: 54-56, Đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường 5, Quận 5, TP.HCM
Tel: 028 3838 3400 - Fax: 028 3838 3500
Email: pitco@pitco.com.vn - Web: www.pitco.com.vn
Thiết kế website bởi VCA Technology