-
TRANG CHỦ GIẢI THƯỞNG THƯ VIỆN ẢNH LIÊN HỆ
TIN TỨC >> TIN THƯỜNG NHẬT
Ngày đăng: 30/01/2011
Dự báo từ tháng 1 đến tháng 5/2011, giá cao su sẽ giữ ổn định ở mức 5.000USD/tấn

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đã tăng lên mức kỷ lục 454,4 yen/kg (5.480 USD/tấn) trên Sở Giao dịch hàng hoá Tokyo, sau khi đã tăng 50% trong năm 2010. Giá cao su giao ngay ở Thái Lan, nước cung cấp cao su lớn nhất thế giới, cũng lên tới mức cao kỷ lục, 164,8 baht/kg (5.410 USD/tấn). Nhiều chuyên gia cho rằng, rất khó để dự báo về mức giá cụ thể, nhưng có thể giá cao su sẽ lên tới 600 yen/kg, tương đương hơn 7.200 USD/tấn.
Hiệp hội Cao su Việt Nam ước tính, năm 2011, Việt Nam sản xuất được khoảng 780.000 tấn cao su, tăng 30.000 tấn so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2011 có thể đạt 2,5 – 2,7 tỷ USD. Hiện cả nước có khoảng 678.000 héc-ta cao su, trong đó khoảng 65% diện tích cho thu hoạch mủ.Năm 2010 được coi là năm thành công vượt bậc của ngành cao su thiên nhiên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010, cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt khoảng 783.000 tấn, trị giá 2,37 tỷ USD, với giá bình quân là 3.030 USD/tấn, tăng 7% về lượng, tăng 93,7% về trị giá và tăng 80,9% về đơn giá so với năm 2009. Đây là kết quả cao nhất về kim ngạch xuất khẩu từ trước đến nay.Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) dự báo, nhu cầu cao su toàn cầu năm 2011 sẽ đạt 10,7 triệu tấn, có thể vượt 513.000 tấn so với nguồn cung. Năm 2010, cung cao su thiếu 417.000 tấn so với cầu. Mưa lớn do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết La Nina đã xảy ra ở nhiều nước châu Á, từ Australia tới các quốc gia Đông Nam Á, ảnh hưởng tới các khu vực sản xuất cao su chính ở khu vực này. Trong mùa đông (bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài tới tháng 5), sản lượng cao su của Thái Lan thường giảm 60% so với giai đoạn cao điểm.Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, thị trường tiêu thụ và giá cả cao su thiên nhiên của Việt Nam có nhiều thuận lợi, nhưng vẫn còn một số yếu tố gây rủi ro, ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm giá trị của ngành hàng cao su Việt Nam. Thứ nhất, cao su xuất khẩu theo đường mậu biên sang Trung Quốc tuy đã giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 30% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước và chiếm 60% lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc. Do vậy, cao su Việt Nam bị lệ thuộc khá nhiều vào chính sách mậu biên của Trung Quốc, mà chính sách này thường xuyên thay đổi khó lường. Thứ hai, chất lượng sản phẩm của một số nhà máy sơ chế cao su tư nhân chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã làm ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành cao su Việt Nam. Khách hàng thường dựa vào lý do này để giảm giá mua cao su Việt Nam so với các nước khác khoảng 100 – 200 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Cao su, năm 2011, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội  thuận lợi về giá cả để cải tiến thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm có điều kiện gia tăng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, đa dạng hóa thị trường và nâng cao giá trị cho mặt hàng cao su. Hiện các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu chủng loại cao su nguyên liệu, để đa dạng thị trường xuất khẩu trên thế giới.Thành công của ngành cao su đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đang mở rộng diện tích loại cây công nghiệp này tại Lào, Campuchia, thì nhiều doanh nghiệp tư nhân  như Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Hoàng Anh Gia Lai cũng đẩy mạnh kế hoạch phát triển cây cao su. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho biết, Tập đoàn đang trồng 21.000 héc-ta cao su tại Lào, dự kiến trong năm 2011 có thể khai thác 4.000 héc-ta với sản lượng khoảng 4.000 tấn để xuất khẩu.

(Vinanet)

Các tin khác

Bản quyền thuộc về PITCO
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PETROLIMEX
Địa chỉ: 54-56, Đường Bùi Hữu Nghĩa, Phường 5, Quận 5, TP.HCM
Tel: 028 3838 3400 - Fax: 028 3838 3500
Email: pitco@pitco.com.vn - Web: www.pitco.com.vn
Thiết kế website bởi VCA Technology