Nói về nông dân , tức là chúng ta đang nói về khoảng 70% dân số .
Điều quan tâm nhất của Đảng cũng sẽ là quan tâm đến nông dân , những người tay lấm chân bùn , quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời , chỉ biết làm ra sản phẩm rồi ngồi chờ may rủi do giá hay các tác động khác do các biến động kinh tế hay chính sách mang lại .
Khi tham gia vào sân chơi WTO mọi biến động về kinh tế có tính toàn cầu và rất khó dự đoán , tuy nhiên hiểu về những biến động này sẽ giúp chúng ta tránh được các biến động bất lợi à tranh thủ được các biến động có lợi, tuy nhiên về mặt này : nông dân chúng ta thụ động.
Khi nói về chính sách , chính sách của nhà nước ban hành nhắm giúp nông dân có được những hỗ trợ cần thiết trong cuộc sống, cái này thì chúng ta chủ động được .Do đó hôm nay chúng ta thử bàn về chính sách và sự tác động từ nó .
Ban đầu,các chính sách mà Đảng nhắm đến là tạo cho “ con em nông dâm “ phải có 1 cái nghề để khi công nghiệp hóa thì chúng ta có sẵn nguồn nhân lực , tuy nhiên qua thời gian chúng ta thấy rằng, máy móc càng hiện tại và sức ép từ các đại đô thị có vẻ như việc quay lại hiện đại hóa nông nghiệp song song với công nghiệp hóa đất nước mới là con đường đúng đắn .
Tuy nhiên , do ở đây chúng ta đang bàn về cà phê nên tôi cũng chỉ gói gọn trong vấn đề cà phê mà thôi .Thực trạng chung như sau:
1.Nông dân : không khác nhiều so với 10 năm trước , vẫn trồng cấy theo..kinh nghiệm, cơ giới hóa nữa vời , cũng có đâu đó có người áp dụng khoa học kĩ thuật về giống, kĩ thuật chăm sóc nhưng nhìn chung vẫn giống như 10 năm trước đây , cái ngày mà tôi cắp ba lô đi khảo sát các vườn cà phê trên các tỉnh tây nguyên.
2.Các thương lái : cũng giống như nông dân , họ cũng chỉ vẫn là “ những con buôn đầu chợ ,cuối chợ “ khi thu gom của từng hộ nông dân và bán lại cho các doanh nghiệp hay các xưởng chế biến, có khác chăng là ngày trước các thương lái này dùng xe máy và xe công nông đi mua hàng, còn ngày nay thì họ có xe tải nhẹ và những kho nhỏ trung chuyển .
3.Các doanh nghiệp: Trước đây , khi giao thương với các nhà buôn nước ngoài, họ nhất định không mua hàng của tư nhân mà chỉ mua của các doanh nghiệp nhà nước , lí do mà họ đưa ra là : nếu doanh nghiệp của nhà nước thì khi bể hợp đồng họ có thể kiện ( hãy nhớ về năm 2001-2002 khi đó Tiêu của VN cũng bị “ dọa” kiện khi không chịu giao hàng )
Lúc bấy giờ sinh ra nhiều doanh nghiệp quái chiêu là chỉ có mỗi cái tên còn không hề có nhà máy sản xuất hay kho trữ hàng , hầu như họ chỉ nhăm nhăm làm ủy thác và kiếm tiền…cò và trông đợi thưởng xuất khẩu trên từng đồng USD mang về cho nhà nước .
Gần đây, khi thị trường chứng khoán xuất hiện –thì “ bỗng nhiên” hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước bỗng nhiên đều có xưởng sản xuất , nhà máy chế biến và thật đáng buồn khi theo con số mà tôi có thì cả nước có khoảng 38 nhà máy chế biến, đạt công suất 1,230 triệu tấn/năm, vượt xa so với sản lượng trung bình năm khoảng trên dưới 1 triệu tấn xuất khẩu, rõ ràng “sân chơi này” thiếu mất đi 1 nhạc trưởng .cái đáng mừng duy nhất trong chuyện này là 95% ( theo tôi ước) đều dùng trang thiết bị của Vinacafe Nha Trang ( hay còn gọi là Vina II) , và 1 điều đáng mừng khác là Vinacafe Nha Trang sản xuất máy móc rẽ hơn về giá , chất lượng lại ngang hàng với các nước khác – điều đáng mừng duy nhất khi nói về các doanh nghiệp .
Nhiều khi tôi tự hỏi : các doanh nghiệp lớn đã cổ phần hóa, họ cần khuyếch trương thương hiệu nên mới đầu tư kiểu “ dàn trải” nhằm thu hút vốn qua thị trường vốn nên họ mới đầu tư , vậy các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng đầu tư vào máy móc chế biến để làm gì ? hay là dư tiền quá nên ..làm bừa ???
Đọc tới đây chắc quý vị sẽ nói : thì người ta làm có lời người ta mới đầu tư chứ ! đúng, phải có lời mới duy trì được sản xuất từ năm này qua năm khác chứ .Tuy nhiên xét về Kinh Tế mà nói : khi hệ số sinh lời quá thấp thì cũng có nghĩa như bạn đang lỗ vậy , vd bạn kì vọng 1 đồng bạn bỏ ra bạn sẽ thu về được 1.3 đồng nhưng thực tế bạn chỉ thu về 1.1 đồng – tới đây nông dân chúng ta kết luận lời 10% ! xin thưa với các nông dân là chúng ta đang lỗ mất 40% lận ! nếu đọc tới đây mà không hiểu tôi nói gì thì nên nhờ…các con của nông dân đang đi học ở các trường đại học tìm hiểu xem sao lại thế nhé !
Theo các chuyên gia ngành tính toán thì cứ 1 tỷ VND bỏ ra để đầu tư cho các nhà máy chế biến “ kiểu” như hiện nay thì 1 năm sẽ chế biến được khoảng 1000 tấn và cũng lời khoảng 10% /tổng doanh thu ! trong khi con số lý thuyết cho tính toán thì ít nhất phải là 15% lợi nhuận mới mong tránh được các rủi ro, mà muốn kiếm được con số 10% đó thì tổng vốn phải bỏ ra khoảng 50 tỷ VND, tức 50 ngàn tấn chế biến được mới mong có lời 10%! hic, nếu tôi không làm gì cả, cứ kiểu lãi suất ngân hàng hiện nay thì tôi bỏ vào Ngân Hàng còn lời hơn là đi kinh doanh chế biến cà phê .
4.Thói quen của nông dân cái thói quen đáng nói nhất là “ tuốt”hết cả cà phê xanh và chín khi thu hoạch, tại sao lại thế thì trên web mình cũng đăng nhiều rồi nên tôi không nói thêm nữa .Cái mất của hái cả xanh lẫn chín này nếu cộng dồn lại thì 1 năm VN sẽ mất khoảng 25%-30% sản lượng , tính ra mất xấp xỉ 250 ngàn – 300 ngàn tấn ! 1 con số quá ..khủng khiếp .
5.Thói quen của doanh nghiệp: thì..mua cà phê xô rồi đem về các nhà máy của mình và chế biến ra cà phê nhân thô để xuất khẩu .Ở trên do “ thói quen” mà nông dân mất tiền thì doanh nghiệp mất gì với thói quen trên ? điều rõ ràng nhất là : hiện nay 80% các doanh nghiệp mua bán cà phê đều có gốc gác của nhà nước , mà khi bạn cứ mua bán theo kiểu này có nghĩa là bạn đang tự hạ uy tín cafe VN, tức hạ uy tín của nhà nước và mất 1 cái lớn hơn là khi vào mùa của VN , các doanh nghiệp đánh mất 1 cái ghê gớm hơn đó là kiểm soát giá thị trường thế giới từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau ở mỗi mùa vụ !Mất cái này là mất cực kì lớn .
Nếu cộng 2 cái thói quen này lại ta sẽ có kết quả = chất lượng cà phê của Việt Nam.
Nói tơi đây chắc các bạn đã hình dung ra chỗ lỗi mà ngành Việt Nam đang gặp phải và nếu có tác động tới chính sách như đã nói ở đầu bài thì chúng ta hẳng đã biết cần phải làm gì rồi .
Tôi đề nghị :
Vì 80% các doanh nghiệp đều có gốc gác nhà nước , không lí do nào mà ta không thể làm được đó là : đầu tư vào trồng trọt, giống và công nghệ sau thu hoạch “thay cho” người nông dân , vì chỉ có các doanh nghiệp mới đủ khả năng làm điều này , nếu doanh nghiệp nào không có “ vùng nguyên liệu” được đầu tư như vậy thì sẽ bị hạn chế hoặc không cho mua bán cà phê nữa – có vẻ như hơi khó và đi ngược lại Luật nhưng nếu không có thêm những “ nghị định dưới luật” để bắt các doanh nghiệp có vốn của nhà nước ( tức tiền thuế của chúng ta )thực hiện điều đó thì đừng mong ngành cafe của chúng ta cất cánh, vẫn cũng sẽ là may rủi mà thôi, cái may của chúng ta được lại đến từ chính cái rủi của người khác ( nước khác) chứ không hế do chính chúng ta kiểm soát và tạo ra .
Mượn lời Ông Nguyễn Nam Hải, Tổng giám đốc Cafecontrol để kết thúc bài viết này : hạn chế lớn nhất của ngành cà phê hiện nay đó là hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu không chịu đầu tư vào vùng nguyên liệu, không xây dựng hệ thống thua mua đến tận dân, không quan tâm đến công đoạn sau thu hoạch. Trong khi đó, chất lượng cà phê lại phụ thuộc hoàn toàn vào các khâu này, còn chế biến chỉ là công đoạn cuối cùng, không có đóng góp nhiều vào nâng cao chất lượng cũng như giá trị.
Phạm Vỹ- 1 người nông dân chân chính .
|