|
Trong 6 tháng, hầu hết lượng hàng
xuất khẩu đi các nước đều tăng, riêng Mỹ vẫn đứng ở vị trí số 1, tiếp đến là
Đức.
|
CôngThương - Số liệu từ VPA cho biết, 19 ngày đầu tháng 6 các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 7.921 tấn hồ tiêu các loại. Trong đó có 6.586
tấn tiêu đen, 1.335 tấn tiêu trắng. Kim ngạch đạt 25,9 triệu USD, tiêu đen đạt
20 triệu USD, tiêu trắng đạt 5,9 triệu USD.
Dự báo, tổng lượng hạt tiêu
xuất khẩu của nước ta trong 6 tháng ước đạt trên 70.000 tấn với kim ngạch
khoảng 218 triệu USD.
Theo VPA, những ngày cuối
tháng 6, tiêu đen đầu giá các đại lý đã thu mua trên dưới 60.000 đ/kg, nguồn
hàng rất khan hiếm. Giá tiêu đen xuất khẩu trên 3.100 USD/tấn, tiêu trắng trên
4.500 USD/tấn.
Giá xuất khẩu tiêu trắng
thường cao hơn giá xuất khẩu tiêu đen khoảng 1,5 lần. Tuy nhiên, trong những
năm qua, sản lượng hạt tiêu trắng mới chiếm chưa đến 20% tổng lượng xuất khẩu
hạt tiêu của cả nước.
VPA khuyến nghị các doanh
nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu đẩy mạnh việc gia tăng xuất khẩu hạt tiêu
trắng để nâng cao hiệu quả trị giá xuất khẩu.
Ủy ban Hồ tiêu Thế giới
(IPC) dự báo sản lượng tiêu của Việt Nam sẽ vào khoảng 90.000 tấn trong
năm 2010.
Tuy nhiên, VPA vẫn lạc quan
đưa ra con số dự báo nguồn cung hạt tiêu của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt hơn
100.000 tấn.
Tăng mạnh về lượng,
trị giá và đơn giá
Theo tính toán của Tổng cục
Hải quan, mặc dù lượng xuất khẩu nhóm hàng này chỉ tăng 11% nhưng do đơn giá
xuất khẩu bình quân tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2009, ở mức trung bình 3.100
USD/tấn. Do đó, trị giá xuất khẩu tăng tới 48,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Như vậy, xuất khẩu hạt tiêu
của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh cả về lượng, trị giá và đơn
giá so với 5 tháng/2009.
Trong 6 tháng, hầu hết
lượng hàng xuất khẩu đi các nước đều tăng, riêng Mỹ vẫn đứng ở vị trí số 1 với
tỷ trọng chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu hồ tiêu, tiếp đến là Đức.
Số liệu thống kê của tổng
cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ nhập 8,3 nghìn tấn hồ tiêu
Việt Nam, trị giá gần 27 triệu USD, tăng 91,3% về lượng và tăng gần 2,1 lần về
trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 là thị trường
Đức với lượng đạt 8,2 nghìn tấn, tăng 91,1% và trị giá gần 26 triệu USD, tăng
gần 2,5 lần so với 5 tháng năm 2009.
Đặc biệt, lượng xuất khẩu
hạt tiêu của Việt Nam sang hai thị trường này trong 5 tháng đầu năm chiếm tới
gần 28% trong tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong khi con số
này chỉ là 17% trong 5 tháng 2008 và 16% trong 5 tháng 2009.
Ba thị trường có kim ngạch
nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam lớn tiếp theo đều đạt trên 12 triệu USD là Ấn
Độ với 4,4 nghìn tấn; Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với 4,2 nghìn tấn và Hà
Lan với 3,7 nghìn tấn.
Chi phối giá hồ
tiêu thế giới
“Hạt tiêu Việt Nam có thể tự quyết định cũng như chi phối giá
Hồ tiêu trên thị trường” - ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt
Nam (VPA) khẳng định.
Ông Nam cho biết,
nguồn cung Hồ tiêu trên thị trường đang thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu.
Thời tiết và sâu bệnh khiến sản lượng hạt tiêu của các nước xuất khẩu lớn như
Ấn Độ, Indonesia
được dự báo giảm mạnh.
Do đó, dự báo trong thời
gian tới, giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng vì
nguồn cung bị hạn chế mà nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu trên thế giới chưa có dấu
hiệu giảm thậm chí còn tăng mạnh. Giá tiêu dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong ít
nhất ba năm tới.
Hiện hồ tiêu Việt Nam chiếm đến
60% nguồn cung thị trường. Năm 2006, tổng cung thị trường là 200.000 tấn, trong
đó Việt Nam
chiếm hơn 120.000 tấn.
Theo ông Nam “ngay các nhà
kinh doanh Hồ tiêu quốc tế cũng thừa nhận chỉ cần ngành Hồ tiêu Việt Nam
"hắt hơi" hay "sổ mũi" cũng ảnh hưởng đến thị trường Hồ
tiêu thế giới”.
Bên cạnh đó, ưu thế rất lớn
của ngành Hồ tiêu Việt Nam
là chất lượng và sản lượng ổn định. Kể từ năm 2002 đến nay, khi giá Hồ tiêu
trên thị trường đứng ở mức thấp, trong lúc nhiều nước đã giảm mạnh sản lượng
tiêu sản xuất thì Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng về sản lượng. Do đó,
các nhà nhập khẩu rất an tâm với hạt tiêu Việt Nam.
|