Nợ công của Italy cao kỷ lục
Ngân hàng Trung ương Italy vừa cảnh báo, nợ công của nước này trong tháng 4/2010 đã lên 1.813 tỷ Euro, tăng 0,8%. Công bố này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Italy mới đây đưa ra một loạt biện pháp cắt giảm chi tiêu công.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Italy đã cảnh báo các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP đi hơn 0,5 điểm phần trăm trong hai năm tới, do các biện pháp này sẽ khiến cho tiêu dùng và đầu tư giảm.
Châu Âu khó tránh suy thoái vào năm 2011
Châu Âu khó tránh khỏi việc phải đương đầu với một cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2011 và tình trạng trì trệ trong nhiều năm sau đó, do cách ngăn chặn khủng hoảng hiện nay đang đẩy khu vực này vào vòng xoáy suy giảm, tỷ phú George Soros nhận định.
Hãng tin Reuters dẫn lời nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ này cho hay, ngay từ đầu, việc sử dụng đồng tiền chung này đã bất hợp lý. Ông cảnh báo, cuộc khủng hoảng hiện tại có thể là nguy cơ tiềm tàng phá hủy Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên.
Châu Á cần thay đổi mô hình tăng trưởng
Châu Á nên xem xét và điều chỉnh lại mô hình tăng trưởng để nền kinh tế khu vực này trở nên bền vững hơn, ông Zhu Min, cố vấn cao cấp đặc biệt của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) cho biết. Ông Zhu Min là cựu phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc và là người Trung Quốc đầu tiên có chức vụ cao nhất tại IMF cho đến nay.
Kinh tế châu Á vẫn dựa vào xuất khẩu và khu vực này cần “chuyển sang mô hình định hướng tiêu thụ trong nước để tăng trưởng cân bằng và bền vững hơn”, ông phát biểu trong buổi phỏng vấn với tạp chí nội bộ của IMF, tờ Tài chính và Phát triển.
IMF: Năm 2030 châu Á sẽ “vượt” G7 về quy mô kinh tế
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hôm thứ Ba (15/6) dự đoán, trong 5 năm tới, nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 50%; Đến năm 2030, quy mô kinh tế châu Á sẽ vượt qua nhóm 7 nước công nghiệp lớn (G7).
Ông Anoop Singh, Giám đốc Vụ Châu Á-Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định với tạp chí “Finance & Development” rằng, đến năm 2030, châu Á rất có thể sẽ trở thành khu kinh tế lớn nhất toàn cầu, đây không còn là chuyện vu vơ nữa.
Morgan Stanley: Không có bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc
Nhu cầu đối với bất động sản nhà ở sẽ vẫn ở mức cao bởi nhiều người sống ở khu vực nông thôn chuyển ra các thành phố lớn vì thế không tồn tại bong bóng.
Ông Stephen Roach, chủ tịch Morgan Stanley tại châu Á, cho rằng không có bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc bởi nhu cầu bất động sản nhà ở tại nước này rất lớn.
Lĩnh vực dịch vụ Nhật đón tin tốt
Nhu cầu dịch vụ của Nhật tháng 4/2010 tăng lần đầu tiên trong 3 tháng. Có thể thấy đà phục hồi kinh tế đang giúp người tiêu dùng lạc quan hơn. Chỉ số của lĩnh vực dịch vụ tháng 4/2010, lĩnh vực đóng góp tới 63% vào kinh tế Mỹ, tăng 2,1% so với tháng 3/20100.
Báo cáo mới nhất về lĩnh vực dịch vụ cung cấp thêm bằng chứng rằng kinh tế Nhật, nền kinh tế khá phụ thuộc vào xuất khẩu, đang đi theo hướng phát triển tốt, người tiêu dùng lạc quan và chi tiêu nhiều hơn.
Giavang.net
|