Chỉ có hàng hóa là đáng tin cậy
Theo ông Rogers, trước đó, ông vẫn cho rằng, đồng EUR có tiềm lực trở thành tiền tệ có thể thay thế cho đồng USD, nhưng cho đến khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói giải cứu 750 tỷ USD, nhằm giải quyết vấn đề nợ nần chồng chất của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thì quan điểm của ông đã thay đối. Theo ông, biện pháp nói trên của EU đồng nghĩa “đã từ bỏ đồng EUR”.
“Điều gây sốc đó là, những quốc gia (như Đức, Áo, Phần Lan) - trong nhiều năm luôn kiên quyết mong muốn thiết lập chế độ tiền tệ kiện toàn - đều đã thỏa hiệp”, ông Rogers cho biết, cách làm này trong thời gian ngắn có thể sẽ thấy hiệu quả tức thời, giúp cho các hãng xuất khẩu châu Âu trở nên có sức cạnh tranh hơn, nhưng về lâu dài lại không khả thi.
Trước việc đồng USD tăng do khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong thời gian gần đây, ông Rogers phân tích, chiều hướng tăng này không lâu dài, bởi vì bản thân đồng USD chính là một “đơn vị tiền tệ có vấn đề”.
Cũng theo ông này, bất luận là nền kinh tế toàn cầu có tăng trưởng hay không, việc đầu tư vào hàng hóa sẽ không sai lầm. Ông dự đoán, vàng sẽ chạm ngưỡng 2000USD/ounce trong 10 năm tới. “Các nước lần lượt phá giá tiền tệ để giải quyết vấn đề nợ, đến lúc đó, sẽ không có ai tin vào tiền tệ của một quốc gia nào, chỉ có hàng hóa và tài sản chân chính mới đứng vững”.
Chuyển hướng đầu tư vào chứng khoán sang tài nguyên
Ông Rogers cho rằng, thế giới có hai lĩnh vực lớn đã sản sinh ra bong bóng: Một là trái phiếu dài hạn của Mỹ, hai là thị trường nhà đất của các thành phố duyên hải Trung Quốc.
Theo ông, từ sau năm 1987, Mỹ đã trở thành con nợ lớn nhất trong lịch sử, chiều hướng gia tăng thâm hụt ngân sách của Mỹ mỗi năm vẫn chưa dừng lại, trái phiếu mà quốc gia này phát hành cho dù đã có mức lãi suất từ 6% - 7% cũng vẫn sẽ không có sức hấp dẫn.
Ông kiến nghị Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác thay vì thu mua trái phiếu chính phủ Mỹ chi bằng đầu tư vào các loại hàng hóa như dầu mỏ, kẽm…, bởi vì nếu thị trường toàn cầu phát sinh vấn đề gì, trái phiếu chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ nổi cộm nhiều vấn đề hơn, trong khi đó, nguồn khí đốt lại là thứ thực tế.
Còn đối với thị trường nhà đất của các thành phố duyên hải Trung Quốc, ông Rogers cho rằng, vấn đề chủ yếu nằm ở lượng tiền nóng đổ vào Trung Quốc quá nhiều, bởi vì đồng nhân dân tệ không lưu thông được, cho nên, vốn đều đổ vào bất động sản, khiến cho giá của thị trường nhà đất Trung Quốc liên tục tăng vọt.
Theo ông, phương pháp giải quyết nên là để đồng nhân dân tệ lưu thông hơn, mặc dù trong thời gian ngắn, sẽ có tiền nóng đổ vào Trung Quốc, khiến đồng nhân dân tệ bị tác động, nhưng lợi ích mà sự lưu thông đồng nhân dân tệ mang lại sẽ nhiều hơn rủi ro, chẳng hạn như thị trường nhà đất sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Thanh Huyền (Theo CE) - VIT
Tin dịch
|