Giá lập kỷ lục cao của 21 tháng vào ngày 16/4, kỷ lục thấp 4 tuần vào ngày 30/4
Năng suất năm nay có thể rất thấp do khô hạn hơn bình thường
Nhu cầu dự báo sẽ tiếp tục cao từ nay tới cuối năm
Thị trường cao su thiên nhiên thế giới biến động mạnh trong tháng 4/2010. Giá lập kỷ lục cao của 21 tháng vào ngày 16/4/2010, khi lên tới 338,5 Yên/kg bởi nguồn cung khan hiếm ở các nước sản xuất lớn, trong khi nhu cầu mạnh, nhất là từ Trung Quốc. Nhưng đến ngày cuối cùng của tháng, giá giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần sau khi vụ khủng hoảng tín dụng ở Hy Lạp và nỗi lo về ảnh hưởng tới Bồ Đào Nha gây chán nản các nhà đầu tư.
Ngày 30/4/2010, giá cao su kỳ hạn tại Tokyo giảm 1,9% so với ngày trước đó, xưống mức chỉ 305,8 Yên/kg (3.278 USD/tấn), mức thấp nhất kể từ ngày 25/3/2010.
Trong những ngày cuối tháng, giá cao su thiên nhiên cùng chịu chung sức ép giảm giá với các hàng hoá khác bởi nỗi lo về vấn đề nợ nần của Châu Âu khiến các nàh đầu tư giảm mạnh lượng tài sản có độ rủi ro cao trong tay họ.
Khủng hoảng nợ lan tới Bồ Đào Nha
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã bắt đầu kéo theo nền kinh tế khác của khu vực đồng EUR là Bồ Đào Nha đến bờ vực phá sản và làm dấy lên mối lo rằng nó sẽ dẫn đến làn sóng khủng hoảng mới khắp châu Âu. Trước đó, Ngân hàng Hy Lạp cũng đã cảnh báo kinh tế nước này tồi tệ hơn dự báo và GDP sẽ âm 2% trong năm 2010.
Giữa lúc Chính phủ Hy Lạp đang tìm kiếm khoản tiền 8,5 tỷ EUR (11,2 tỷ USD) để trả cho số trái phiếu có kỳ hạn 10 năm đáo hạn vào ngày 19-5 tới, mức lãi suất đối với lượng trái phiếu này đã đột ngột tăng lên 11,142%. Điều này khiến mức tiền lãi cũng sẽ tăng theo và các khoản nợ ngày càng trầm trọng.
Một trong những thông tin đang làm nóng thị trường tài chính cũng như hàng hoá, là việc Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor đã hạ giá mạnh trái phiếu Hy Lạp và Bồ Đào Nha. So sánh với sự sụp đổ dây chuyền của hệ thống ngân hàng Mỹ năm 2008, các nhà kinh tế cho rằng Hy Lạp được ví như ngân hàng Lehman Brothers (tuyên bố phá sản vào tháng 9-2008 và kéo theo sự suy sụp của AIG cùng hàng loạt ngân hàng uy tín khác) và Bồ Đào Nha đang được ngắm nghía vào vị trí của AIG. Được biết, tỷ lệ nợ công so với GDP của Bồ Đào Nha hiện là 90%, tương đương 126 tỷ EUR, thấp hơn mức 113% của Hy Lạp, tương đương 300 tỷ EUR.
Mặc dù giảm giá mạnh gần đây, song tính từ đầu năm tới nay, giá cao su kỳ hạn đã tăng 11% nhờ kinh tế thế giới hồi phục khỏi cuộc suy thoái tệ hại nhất kể từ thế chiến thứ Hai, đẩy nhu cầu nguyên liệu tăng lên. Thị trường mấy tháng đầu năm cũng được hậu thuẫn giá bởi nguồn cung giảm sút từ Thái Lan, nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.
Sau một thời gian cực kỳ khan hiếm, nguồn cung từ Thái Lan cũng dần hồi phục, mặc dù chưa trở lại mức bình thường. Ngày cuối cùng của tháng Tư, giá cao su RSS3 của Thái Lan, FOB, kỳ hạn tháng 5, giảm xuống 130,05 Baht (4,03 USD)/kg so với mức kỷ lục 130,55 Baht đạt được hôm trước đó.
Kỷ lục cao của giá cao su Thái Lan trong tháng 4 là 4,10 USD/kg, lập được vào ngày 16/4/2010.
58 năm trước đây, giá cao su Thái Lan đã từng ở mức 3,30 USD/kg, khi cuộc chiến tranh Triều tiên xảy ra làm nhu cầu hàng hoá cơ bản tăng vọt. Vào tháng 3 năm nay, giá đã tăng vượt mức này, và tiép tục tăng từ đó cho tới giữa tháng 4 vừa qua.
Trên thị trường quốc tế, vào giữa tháng 4, giá cao su thiên nhiên đạt mức đỉnh cao 3.700 USD/tấn, so với chỉ 1.100 USD/tấn một năm trước đó. Mức đỉnh cao của năm 2009 là 3.000 USD/tấn.
Năm ngoái, do thời tiết bất lợi và mưa lớn bất thường, sản lượng giảm ở những khu vực sản xuất lớn như Thái Lan, Indonexia và Malaysia, sản lượng cao su thế giới giảm khoảng 6%.
Trên thị trường Thượng hải, giá cao su kỳ hạn giao tháng 9 kết thúc tháng giảm 2,3% so với ngày trước đó, xuống 23.385 NDT (3.426 USD)/tấn. Dự trữ cao su tại Thượng Hải liên tục giảm từ tháng 1 tới nay.
Giá cao su tại Campuchia đã tăng trên 236% từ đầu năm tới nay, mức tăng mạnh nhất trong vòng hơn 60 năm nay, do nhu cầu vượt xa cung.
Cho tới nay, phần lớn trong tổng diện tích 130.000 hécta cao su của Campuchia là cây còn non, chưa cho thu hoạch. Năm 2009, Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia thông báo sản xuấ được 37.000 tấn cao su, trong đó 36.000 tấn được xuất khẩu.
Trên thị trường Ấn Độ, giá cao su thiên nhiên tuần cuối cùng của tháng 4 đạt kỷ lục cao, do nhu cầu mạnh từ ngành sản xuất lốp xe.
Trong tháng qua, các thương gia ở Singapore mua cao su khối, chủ yếu từ Indonexia, nơi có giá rẻ hơn nhiều so với ở Thái Lan và Malaysia. Cao su khối của Indonexia (SIR20) được bán với giá khoảng 3,10 USD/kg, trong khi giá cao su STR20 của Thái Lan giá 3,50 USD/kg, còn cao su SMR20 của Malaysia giá 3,40 USD/kg.
Tuy nhiên, khô hạn kéo dài cũng ảnh hưởng tới cả Indonexia và Malaysia, hai nước sản xuất lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới, và điều này có thể đẩy tăng giá cao su của hai nước kia theo cùng chiều với giá cao su Thái Lan.
Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên dự báo thị trường sẽ còn tiếp tục được hậu thuẫn bởi sự hồi phục kinh tế nhanh hơn dự kiến, và bởi nhu cầu vẫn tiếp tục tăng.
Dự báo giá cao su thiên nhiên sẽ còn tiếp tục cao ít nhất tới tháng Sáu bởi nguồn cung từ ba nước sản xuất lớn vẫn khan hiếm và nhu cầu lốp xe từ các hãng sản xuất ô tô tiếp tục tăng mạnh.
Abdul Rasip Latiff, giám đốc điều hành Consortium Cao su Quốc tế (International Rubber Consortium Ltd.,) dự báo giá cao su trung bình của Thái Lan, Indonexia và Malaysia sẽ vào khoảng 3,20 đến 3,30 USD/kg trong quý II năm nay. Dự báo giá trung bình trong cả năm nay sẽ vào khoảng 3,19 USD/kg.
Dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên sẽ còn tiếp tục cao trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm ngay cả khi sản xuất trở lại bình thường ở Thái Lan, trong tháng 5 này, và giá cao su RSS3 của Thái có thể vẫn duy trì ở mức trên 3,50 USD/kg cho tới tháng 6. Giá cao su Thái Lan đã rẻ hơn mấy tuần qua, song rất có thể sẽ tăng lên trong những tháng tới.
Nhiều người trồng cao su ở miền nam Thái Lan đã khôi phục việc thu hoạch mủ cao su trong tuần qua, sau nhiều tuần tạm dừng thu hoạch.
Tuy nhiên, nguồn cung sẽ không thể tăng ngay lập tức bởi độ ẩm trong đất năm nay thấp hơn rất nhiều so với mọi năm. Và mủ cao su từ lúc thu hoạch đến khi chế biến thành tấm phải mất khoảng 10 ngày.
Khô hạn kéo dài:
Tại Indonexia, nguồn cung vẫn hạn hẹp bởi khu vực trồng cao su chính ở Bắc Sumatra, Medan, vẫn đang trong mùa đông. Các khu vực trồng cao su khác ở miền Nam Sumatra, Palembang và Jambi, sẽ bước vào mùa đông vào tháng 7 – 8 tới. Như vậy, giá cao su Indonexia sẽ chưa sớm hạ.
Malaysia cũng đang trong mùa khô kéo dài, khi sản lượng mủ cao su giảm, hiến một số người trồng giữ hàng lại dự trữ. Các thương gia nước này dự báo giá cũng sẽ duy trì ở mức như hiện nay thêm vài tháng nữa. Một quan chức chính phủ Malaysia dự báo giá cao su SMR20 của nước này sẽ vững trong vòng ít nhất một tháng trước nữa bởi nguồn cung tiếp tục khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn mạnh, nhất là từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Giá cao su thiên nhiên thế giới tháng 4/2010:
Loại |
Giá 30/4 |
16/4 |
01/4/2010 |
Tokyo, T9/10 |
305,8 Yên/kg |
338,5 yen/kg |
310,9 yen/kg |
Thai RSS3 (T6/10) |
3,98 USD/kg |
4,10 USD/kg |
3,50 USD/kg |
Thai STR20 (T6/10) |
3,45 USD/kg |
3,50 USD/kg |
3,40 USD/kg |
Malaysia SMR20 (T6/10) |
3,38 USD/kg |
3,40 USD/kg |
3,30 USD/kg |
Indonesia SIR20 (T6/10 |
1,48 USD/lb |
1,50 USD/lb |
1,47 USD/lb |
Thai USS3 |
114 baht/kg |
114 baht/kg |
105 baht/kg |
Thai 60-percent latex (drums, T6/10) |
2.550 USD/tấn |
2.500 USD/tấn |
2.400 USD/tấn |
Thai 60-percent latex (bulk, T6/10) |
2.450 USD/tấn |
2.400 USD/tấn |
2.500 USD/tấn |
(Vinanet)
|